Chuyển đến nội dung chính

Đừng để bị điếc vì viêm tai giữa

Thời tiết bất ngờ từ nắng nóng chuyển sang mưa lạnh ở TPHCM những ngày qua khiến số trẻ viêm đường hô hấp gây viêm tai giữa gia tăng.

Thời tiết thay đổi, trẻ dễ bị viêm tai giữa Ảnh: L.N
Thời tiết thay đổi, trẻ dễ bị viêm tai giữa. Ảnh: L.N.

Dù đã được vá màng nhĩ bên tai bên trái do hậu quả của viêm tai giữa gần một tháng nay nhưng cháu Nguyễn Thị Xuân Quỳnh 6 tuổi ở quận 7 vẫn chưa nghe rõ như bình thường. Chị Hoài Anh, mẹ bé Quỳnh ân hận vì quá chủ quan khi cứ nghĩ con bị cảm cúm, sổ mũi thông thường nên không đưa đi viện.

“Tưởng con bệnh nhẹ nên cứ ra nhà thuốc mua thuốc uống đến 1 tuần không khỏi mới đưa cháu đi bệnh viện. Bác sĩ bảo bị viêm đường hô hấp trên và gây ra biến chứng viêm tai giữa, biến chứng thủng màng nhĩ buộc phải vá màng nhĩ”, chị Anh cho biết.

Bác sĩ Đặng Hoàng Sơn, Trưởng khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết, nhiều trẻ rơi vào trường hợp như vậy. Tại bệnh viện này, mỗi năm có hơn 3.000 trẻ được đưa đến khám vì viêm tai giữa, trong đó, khoảng 300 ca phải phẫu thuật để khôi phục thính lực, chủ yếu là vá màng nhĩ.

Tại phòng khám Tai mũi họng Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM, trong một tháng qua, trung bình mỗi ngày có khoảng 60 trẻ được chẩn đoán viêm tai giữa sau khi đến khám, tăng gấp 3 lần so với những tháng trước đó. Có trường hợp phát hiện muộn nên buộc phải mổ vá màng nhĩ, có trường hợp viêm tai nặng đã gây ra biến chứng viêm màng não rất nguy hiểm.

Bác sĩ Phan Dzư Lê Lợi, Khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Hoàn Mỹ cho biết, khi thời tiết chuyển mùa, thay đổi, số trẻ viêm tai giữa nhiều.

Biến chứng nguy hiểm

Bác sĩ Phan Dzư Lê Lợi cho biết, viêm tai giữa hay nhiễm trùng tai giữa là bệnh khá thông thường của trẻ em. “Bị nhiễm bệnh nhiều nhất là 1-2 tuổi, bệnh hay xuất nhiều vào mùa mưa, thời tiết thay đổi”, bác sĩ Lợi cho biết.

Triệu chứng là nhiễm trùng nhanh, ồ ạt, sốt, đau tai, có thể chảy dịch ở tai, trẻ quấy khóc, cáu gắt, có thể nôn ói hay tiêu chảy, màng nhĩ bị xung huyết, đỏ, phồng lên... Trong khi viêm tai giữa mạn tính có những triệu chứng tai như tai bị chảy dịch, màng nhĩ bị co lõm, có thể bị thủng màng nhĩ.

Theo các bác sĩ, nếu bị viêm tai giữa mà không chữa trị kịp thời, sẽ dẫn đến viêm tai xương chũm cấp rất nguy hiểm. Một khi bệnh phát nặng, dễ xảy ra biến chứng thủng màng nhĩ, giảm thính lực, xơ hóa màng nhĩ, liệt thần kinh mặt, viêm xương chũm. Nguy hiểm hơn là biến chứng xảy ra trong sọ não như viêm màng não, áp xe não, áp xe ngoài màng cứng... dễ gây tử vong ở trẻ.

Dễ phòng ngừa

Hầu hết trẻ khi bị viêm tai giữa trước đó có những triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp trên. Vì vậy, theo bác sĩ Sơn, khó phát hiện viêm tai giữa ở trẻ trong giai đoạn đầu vì nó có biểu hiện giống các bệnh hô hấp thông thường như sổ mũi, cảm cúm, nóng sốt, hay quấy khóc...

Mặc dù được phẫu thuật và điều trị thành công nhưng chỉ có khoảng 30-60% trẻ viêm tai giữa phục hồi được khả năng nghe. Ở mức 30%, trẻ gần như không thể nghe được, còn nếu phục hồi được 60% thì khả năng nghe của trẻ giống như người bị lãng tai. Có đến 20-30% trẻ bị điếc vĩnh viễn dù được phẫu thuật.

“Khi thấy trẻ tự kéo tai như đang có gì khó chịu ở đó, khóc nhiều hơn bình thường, khó ngủ hơn, không phản ứng khi nghe tiếng động kèm sốt, nhức đầu và chảy mủ lỗ tai… nên nghĩ ngay đến viêm tai để can thiệp kịp thời”, bác sĩ Lợi khuyên.

Ngoài ra, không cho trẻ đến gần các trẻ bệnh. Không cho đi nhà trẻ quá sớm, không tự ý dùng thuốc, giữ không cho trẻ hít khói thuốc, rửa mũi bằng dung dịch và cho trẻ bú mẹ ít nhất là 6 tháng đầu vì trong sữa mẹ có nhiều kháng thể giúp trẻ chống bệnh.

Theo các chuyên gia, khoảng 1/3 số trẻ mắc bệnh sau chữa trị sẽ có ít nhất 6 lần tái bệnh trong vòng 7 năm nên cần cho trẻ tái khám thường xuyên.

YSK

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

How to Reduce Drainage After a Mastectomy

When you're facing a mastectomy, post-surgery drainage probably isn't high on your list of concerns. However, after the fact, drainage is important to consider. While no method is perfect at reducing drainage, you can talk to your doctor before and after surgery about techniques to reduce your drainage. Also, you'll likely have drains attached that let you empty out liquid from your incisions, and you'll need to learn how to empty those drains to help prevent problems. Part 1 - Reducing Drainage through Surgical and Medical Options 1 → Choose a well-respected surgeon. Ask for recommendations for the best surgeon you can find. Surgeons who are more meticulous about sealing off leaking blood vessels and the like will help reduce the amount of drainage you have. Talk to your doctor for recommendations, as well as any friends who've had the surgery. You can also look online for reviews. 2 → Discuss quilting with your surgeon. One method of reducing drainage is to have

How to Suppress the Gag Reflex

Whether it hits when you’re trying to brush your back molars or when the dentist is checking for cavities, the gag reflex can turn dental hygiene into an unpleasant situation. Cyberspace shares many different ideas on how to suppress this reflex, but there are several that stand out above the rest. Use immediate remedies such as numbing your palate or stimulating your taste buds to bring the gagging to a halt. Over time, you can also use your toothbrush to desensitize your gag reflex or practice refocusing techniques to help it subside quickly. Method 1 - Using Immediate Remedies 1 → Numb your soft palate. When an object touches the soft palate, it can trigger the gag reflex. Use an over-the-counter (OTC) throat-numbing spray like Chloraseptic to desensitize your soft palate. Alternatively, you could gently apply a topical OTC analgesic with benzocaine using a cotton swab. The effects should last for about an hour, and your palate will be less reactive. → Throat-numbing sprays rarely

How to Succeed as a Low‐Support Autistic Person

Note: The phrase "low-support" is imprecise, and may mean different things to different people. This article is aimed at autistic people who will be able to find a job and live mostly or completely independently. Not all the steps may apply to each autistic person, and that's okay. Part 1 - Understanding Yourself 1 → Learn about autism. Learning the signs of autism, and how they can impact different people, can help you understand yourself better. Reading about autism can help you understand your habits, needs, and preferences. → Find the Autistic community online through hashtags like #AskAnAutistic, #ActuallyAutistic, and #REDinstead. The Autistic community can be a great source of both information and positivity. → Consider combing through wikiHow's autism articles, which are written and maintained by autistic people and their loved ones. → Stay away from negative sources like Autism Speaks, which may say terrible things about autism in the hopes that it will h