Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2011

Bé trai lão hóa và chết sau khi tiêm vắc xin

Bé trai tám tháng tuổi Little Rui Rui đã qua đời vài tháng sau khi được tiêm vắc xin. Trước khi chết, cơ thể của bé có dấu hiệu lão hóa thành người già. Bé Rui Rui trước và sau khi tiêm vắc xin - Ảnh: AsiaOne Lần đầu bé được tiêm vắc xin Bacillus Calmette-Guerin (BCG) vào ngày 26-10 năm ngoái tại một bệnh viện ở tỉnh Chiết Giang. Lúc đó, việc tiêm vắc xin là để cơ thể bé có khả năng đề kháng bệnh lao phổi. Tuy nhiên, một tháng sau khi tiêm, các hạch bạch huyết của bé bắt đầu sưng lên. Chỉ vài tuần gần đây, cuộc sống của bé Rui Rui gần như ngàn cân treo sợ tóc. Cơ thể của bé teo nhỏ lại làm lộ ra lớp xương sườn gầy còm. Da của bé trở nên nhăn nheo và tự tróc ra. Bé Rui Rui đã từng được chuyển đến điều trị tại Hàng Châu, Thượng Hải và một số nơi khác nhưng do gia đình không kham nổi chi phí đắt đỏ (575 USD/ngày) nên bé được chuyển về bệnh viện cũ tại Chiết Giang vào ngày 5-5. Thân thể bé Ruirui bỗng teo tóp lại, còn da thì tự tróc ra - Ảnh: AsiaOne Trung tâm

Báo động muỗi kháng hóa chất

Muỗi đang có xu hướng kháng hóa chất khiến việc cố gắng tiêu diệt muỗi ở nhiều khu dân cư, nhiều hộ gia đình không có kết quả. Trong khi muỗi là nguồn lây truyền khá nhiều bệnh... Phun thuốc diệt muỗi các phòng làm việc - Ảnh: THANH ĐẠM Nhà nằm dọc sông Tô Lịch, chị Vũ Ngọc Anh (ngụ Cầu Giấy, Hà Nội) than thở: “Mới đầu hè mà chỗ nào cũng đầy muỗi. Tự xịt bằng bình xịt muỗi không ăn thua, nhà tôi thuê cả “đội hóa chất” tiếp thị hằng ngày ở xóm đến phun diệt trừ mà tình hình không cải thiện”. Không riêng chị Ngọc Anh, nhiều gia đình tại Hà Nội, nhất là gia đình có con nhỏ, quá lo trước thông tin dịch sốt xuất huyết gia tăng mỗi ngày đã vội vã thuê những “đội hóa chất” rong đến để diệt trừ muỗi. Theo TS Phạm Thị Khoa, trưởng khoa hóa thực nghiệm Viện Sốt rét - ký sinh trùng và côn trùng trung ương, hiện người dân lạm dụng mua hóa chất về phun hoặc tự ý đăng ký dịch vụ phun hóa chất diệt muỗi giá rẻ vừa không có tác dụng, vừa làm tăng kháng hóa chất, có thể tiến đế

“Chung sống hòa bình” với viêm gan siêu vi

Bệnh lây truyền bằng cách nào? Nên điều trị và theo dõi bệnh ra sao? Kết hôn với người bị bệnh viêm gan siêu vi có bị sao không?... Đó là những băn khoăn của nhiều bạn đọc gửi đến các bác sĩ tại buổi tư vấn trực tuyến về bệnh viêm gan siêu vi được Tuổi Trẻ tổ chức sáng qua 18-5. Chích ngừa văcxin viêm gan B cho trẻ tại Bệnh viện Từ Dũ - Ảnh: N.C.T. Gần 1.000 câu hỏi của bạn đọc về bệnh viêm gan siêu vi B, C và A được gửi đến các bác sĩ tham gia tư vấn trực tuyến chứng tỏ mức độ “nóng” và sự quan tâm đặc biệt của bạn đọc đến căn bệnh thời sự này. Theo dõi định kỳ Về điều trị viêm gan siêu vi C, BS Nguyễn Hữu Chí - phó chủ nhiệm bộ môn nhiễm Đại học Y dược TP.HCM - cho biết ở VN cũng như trên thế giới, phác đồ điều trị tốt nhất cũng không mang lại kết quả 100%. Đối với viêm gan siêu vi C, điều trị thành công là khi sau sáu tháng ngưng thuốc (thời gian điều trị tùy thuộc vào type siêu vi C) mà không tìm thấy siêu vi C trong máu của bệnh nhân. Những trường h

Những thói quen tưởng sạch hóa độc hại

Có những thói quen tưởng sạch sẽ nhưng xét theo khoa học lại mất vệ sinh và gây hại sức khỏe. Trong thực tế, có những thói quen mà chúng ta thường nhầm tưởng rằng làm như vậy là rất sạch sẽ, vệ sinh, nhưng xét về phương diện khoa học, chúng không những mất vệ sinh mà còn gây hại cho sức khỏe. 1. Dùng giấy trắng, giấy báo để gói đồ ăn. Không ít người vì lý do “nhất cử lưỡng tiện” nên dùng giấy trắng hoặc báo mới để gói đồ. Đó là thói quen vô cùng mất vệ sinh. Bởi trong quá trình sản xuất giấy các loại, không thể tránh khỏi việc sử dụng chất tẩy rửa. Chất tẩy rửa này sau khi tiếp xúc với thực phẩm sẽ gây ra các phản ứng hóa học, kết quả của những phản ứng ấy là những chất gây hại lưu lại trên thực phẩm. Người ăn phải sẽ có hại cho sức khỏe, nếu ăn những thực phẩm ấy trong thời gian dài có thể gây ngộ độc, thậm chí nguy hại đến tính mạng. 2. Dùng giấy vệ sinh lau chùi đồ dùng đựng thức ăn, trái cây . Theo điều tra chất lượng giấy vệ sinh trên diện rộng ở T

Bé 5 tháng bị chèn ép khí quản - thực quản

Bé Lê Nguyễn Hoàng L., 5 tháng tuổi, nhập viện Bệnh viện Nhi Đồng 2 vì khò khè kéo dài dù đã điều trị nhiều nơi. Tại khoa hô hấp tuy được điều trị tích cực nhưng bệnh tình của bé vẫn không thuyên giảm nhiều. Các bác sĩ đã hội chẩn quyết định chụp CT scan dựng hình ngực cho bé, phát hiện bé bị dị tật vòng mạch máu do cung động mạch chủ đôi. Vòng mạch máu này như một chiếc nhẫn kẹp lấy khí quản và thực quản gây chèn ép lên khiến bé khò khè kéo dài. Bé đã được lên chương trình phẫu thuật cắt vòng mạch này nhằm giải phóng sự chèn ép lên khí quản - thực quản. Hiện bé đã hồi phục tốt, hết khó thở và khò khè, bú tốt, lên cân, xuất viện sau bảy ngày. Vòng mạch máu do cung động mạch chủ đôi là dị tật bẩm sinh hiếm gặp, chiếm dưới 1% tổng các dị tật tim. Bệnh thường có biểu hiện khò khè kéo dài xuất hiện sớm (vài tuần đến vài tháng sau sinh) điều trị thuốc không khỏi. Ở trẻ lớn bệnh thường biểu hiện dưới dạng viêm hô hấp tái phát nhiều lần, nuốt nghẹn, khó thở, chậm lớn...