Chuyển đến nội dung chính

Những thói quen tưởng sạch hóa độc hại

Có những thói quen tưởng sạch sẽ nhưng xét theo khoa học lại mất vệ sinh và gây hại sức khỏe.

Trong thực tế, có những thói quen mà chúng ta thường nhầm tưởng rằng làm như vậy là rất sạch sẽ, vệ sinh, nhưng xét về phương diện khoa học, chúng không những mất vệ sinh mà còn gây hại cho sức khỏe.

1. Dùng giấy trắng, giấy báo để gói đồ ăn. Không ít người vì lý do “nhất cử lưỡng tiện” nên dùng giấy trắng hoặc báo mới để gói đồ. Đó là thói quen vô cùng mất vệ sinh.

Bởi trong quá trình sản xuất giấy các loại, không thể tránh khỏi việc sử dụng chất tẩy rửa. Chất tẩy rửa này sau khi tiếp xúc với thực phẩm sẽ gây ra các phản ứng hóa học, kết quả của những phản ứng ấy là những chất gây hại lưu lại trên thực phẩm. Người ăn phải sẽ có hại cho sức khỏe, nếu ăn những thực phẩm ấy trong thời gian dài có thể gây ngộ độc, thậm chí nguy hại đến tính mạng.

2. Dùng giấy vệ sinh lau chùi đồ dùng đựng thức ăn, trái cây. Theo điều tra chất lượng giấy vệ sinh trên diện rộng ở Trung Quốc, rất nhiều loại giấy vệ sinh vẫn chưa trải qua quá trình khử độc tố hoặc khử độc không triệt để, còn chứa nhiều loại nấm mốc, vi khuẩn rất dễ bị tách ra và bám vào vật tiếp xúc với nó (như lau bát đũa, cốc chén, trái cây…).

Do đó, cần lưu ý lựa chọn những loại giấy ăn đạt tiêu chuẩn khử trùng, khử độc để bảo vệ sức khỏe.

3. Dùng khăn trải bàn ăn bằng nhựa, ni-lông. Điều tiện ích mà một số nhà hàng hiện nay hay dùng đó là dùng ni-lông hay khăn nhựa để trải bàn. Cách làm này vô cùng có hại cho sức khỏe. Bởi nhựa rất dễ bắt bụi, tích lũy nấm mốc, vi khuẩn, hơn nữa bản thân chất liệu nhựa đã chứa trong mình vinyl clorua độc hại. Khi chúng tiếp xúc với khăn ăn hay thực phẩm sẽ lây truyền những chất gây hại vào cơ thể. Nếu những chất này tích lũy lâu, cơ thể dễ dàng mắc các bệnh viêm nhiễm như: viêm nhiễm đường ruột, xơ gan, ung thư gan…

4. Dùng lồng bàn đậy thức ăn để tránh ruồi muỗi. Làm cách này dù có ngăn được ruồi muỗi không đậu trực tiếp trên thức ăn nhưng chúng để lại những tế bào trứng gây bệnh bám trên lồng bàn, rồi rơi vào thức ăn qua khe hở, gây mất vệ sinh, thức ăn dễ bị ôi thiu hơn và đồng thời gây hại cho sức khỏe.

5. Dùng khăn để lau dụng cụ đựng thức ăn, hoa quả. Sau khi rửa đồ dùng chứa thức ăn, hoa quả, tốt nhất nên để chúng nơi thoáng mát chờ khô tự nhiên, chứ không nên dùng khăn để lau chùi. Khăn tuy bề ngoài có vẻ sạch sẽ nhưng bên trong chứa không ít các loại nấm mốc, vi khuẩn. Dùng khăn lau sẽ làm tăng độc tố cho đồ ăn, gây hại sức khỏe.

6. Dùng rượu trắng để khử độc cho bát đũa. Một số người có thói quen dùng rượu trắng để lau bát đũa với mục đích khử trùng. Xét về mặt y học, rượu phải có nồng độ 75% mới có tác dụng khử độc, khử trùng, tuy nhiên những loại rượu trắng bình thường chỉ đạt nồng độ khoảng trên dưới 56%. Do đó, dùng rượu trắng để khử độc về cơ bản là vô tác dụng, hơn nữa nó còn lưu lại mùi
rượu khó chịu, làm giảm hứng thú ăn uống.

7. Hâm nóng lại những thực phẩm dễ biến chất để ăn. Nhiều thực phẩm dễ bị hư hỏng khi để qua đêm hay một thời gian khá dài như: trứng tráng, canh cá… Nhiều người lầm tưởng rằng hâm nóng lại ở nhiệt độ cao những thực phẩm ấy là đã có tác dụng khử độc tố, vi khuẩn. Tuy nhiên, có một số loại vi khuẩn “cứng đầu” sẽ không dễ dàng bị chết khi gặp nhiệt độ cao. Do đó, cần tránh tuyệt đối cách làm thiếu khoa học này.

8. Dùng khăn (giẻ lau) để lau bàn ăn. Sau khi sử dụng khăn lau bàn khoảng một tuần, số lượng vi khuẩn được sản sinh vô cùng lớn. Nếu không giặt rửa thường xuyên sẽ lưu lại vi khuẩn, chất gây hại trên bàn ăn, từ đó gián tiếp đi vào cơ thể bằng nhiều cách.

Do đó, nên thường xuyên rửa hay cho khăn lau bàn vào nước nóng để khử trùng, thời gian khoảng 2-3 ngày là tốt nhất.

9. Cắt bỏ phần trái cây hỏng, dập nát là có thể ăn. Nhiều người cho rằng, cắt bỏ phần quả dập nát đồng nghĩa với việc họ đã “trừ khử” được phần mất vệ sinh.

Tuy nhiên, trên thực tế, khi cắt bỏ phần dập nát ấy, những phần khác trong trái cây cũng vẫn chịu tác động, nhận những vi khuẩn chuyển hóa từ phần trái cây hỏng, dập nát qua. Thậm chí những vi sinh vật gây hại ấy bắt đầu sinh sản mạnh sang các vùng khác, là tác nhân gây rối loạn cơ thể, đột biến tế bào, từ đó gây ra các chứng bệnh ung thư.

Do đó, dù trái cây có bị hỏng, thối, dập nát một phần nhỏ cũng đừng tiếc rẻ, ngại ngần vứt bỏ.

10. Hễ ngủ dậy là gấp chăn màn. Khi hoạt động, cơ thể tiết ra lượng lớn mồ hôi, khi ngủ cũng không ngoại lệ. Ngay sau khi ngủ dậy mà gấp chăn màn, không để khoảng thời gian ngắn cho mồ hôi ấy khô, bay hơi, lâu dần sẽ gây mùi hôi khó chịu cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sản, gây hại cho sức khỏe.

Cách làm đúng: Sau khi ngủ dậy, lật tung chăn màn, để đó khoảng 10 phút rồi mới gấp gọn chúng. Tốt nhất nên phơi nắng chăn màn 1 lần/ tuần.

11. Trường kỳ sử dụng một loại kem đánh răng. Nhiều người cho rằng thay đổi kem đánh răng sẽ làm hỏng men răng, gây viêm nhiễm… do răng phải “gánh chịu” sự thay đổi các thành phần chất hóa học. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn sai lầm.

Mỗi loại kem đánh răng hay nước súc miệng đều có tác dụng đặc trị riêng biệt mỗi loại vi khuẩn. Do đó, nếu sử dụng một loại kem đánh răng trong thời gian dài sẽ làm cho các vi khuẩn gây bệnh ở khoang miệng “nhờn thuốc”, dần dần thích nghi với điều kiện cũ, từ đó sản sinh chất kháng thuốc gây hại sức khỏe.

Do đó, cần phải thay đổi kem đánh răng thường xuyên, tốt nhất thay theo định kỳ 1-2 tháng thay một lần.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

How to Reduce Drainage After a Mastectomy

When you're facing a mastectomy, post-surgery drainage probably isn't high on your list of concerns. However, after the fact, drainage is important to consider. While no method is perfect at reducing drainage, you can talk to your doctor before and after surgery about techniques to reduce your drainage. Also, you'll likely have drains attached that let you empty out liquid from your incisions, and you'll need to learn how to empty those drains to help prevent problems. Part 1 - Reducing Drainage through Surgical and Medical Options 1 → Choose a well-respected surgeon. Ask for recommendations for the best surgeon you can find. Surgeons who are more meticulous about sealing off leaking blood vessels and the like will help reduce the amount of drainage you have. Talk to your doctor for recommendations, as well as any friends who've had the surgery. You can also look online for reviews. 2 → Discuss quilting with your surgeon. One method of reducing drainage is to have

How to Suppress the Gag Reflex

Whether it hits when you’re trying to brush your back molars or when the dentist is checking for cavities, the gag reflex can turn dental hygiene into an unpleasant situation. Cyberspace shares many different ideas on how to suppress this reflex, but there are several that stand out above the rest. Use immediate remedies such as numbing your palate or stimulating your taste buds to bring the gagging to a halt. Over time, you can also use your toothbrush to desensitize your gag reflex or practice refocusing techniques to help it subside quickly. Method 1 - Using Immediate Remedies 1 → Numb your soft palate. When an object touches the soft palate, it can trigger the gag reflex. Use an over-the-counter (OTC) throat-numbing spray like Chloraseptic to desensitize your soft palate. Alternatively, you could gently apply a topical OTC analgesic with benzocaine using a cotton swab. The effects should last for about an hour, and your palate will be less reactive. → Throat-numbing sprays rarely

How to Succeed as a Low‐Support Autistic Person

Note: The phrase "low-support" is imprecise, and may mean different things to different people. This article is aimed at autistic people who will be able to find a job and live mostly or completely independently. Not all the steps may apply to each autistic person, and that's okay. Part 1 - Understanding Yourself 1 → Learn about autism. Learning the signs of autism, and how they can impact different people, can help you understand yourself better. Reading about autism can help you understand your habits, needs, and preferences. → Find the Autistic community online through hashtags like #AskAnAutistic, #ActuallyAutistic, and #REDinstead. The Autistic community can be a great source of both information and positivity. → Consider combing through wikiHow's autism articles, which are written and maintained by autistic people and their loved ones. → Stay away from negative sources like Autism Speaks, which may say terrible things about autism in the hopes that it will h