Chuyển đến nội dung chính

Một học sinh mất trí nhớ sau khi mất tích

Nguyễn Anh Kiệt, học sinh lớp 10 Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu (Tiền Giang), đột ngột mất tích và được tìm thấy ở Bệnh viện Tâm thần Tiền Giang trong tình trạng gần như mất trí nhớ hoàn toàn.

Nguyễn Anh Kiệt vẫn nhớ tên đăng nhập và mật khẩu trang web thường truy cập - Ảnh: N.H.

Sáng 12-10, tiếp chúng tôi tại nhà riêng (TP Mỹ Tho), ông Nguyễn Hữu Thanh (cha Kiệt) cho biết ông vui mừng vì tìm được con, nhưng buồn vì Kiệt không còn nhớ gì và phải tạm nghỉ học.

Té sông, mất trí nhớ?

Ông Thanh kể khoảng 15g ngày 25-9 Kiệt xin phép cha mẹ đi đá bóng với bạn. Nhưng sau đó vợ chồng ông không biết con ở đâu, hỏi bạn bè, người quen cũng không ai biết. Đang lo lắng thì khoảng 19g cha mẹ của T. (bạn Kiệt) dẫn theo con gái đến nhà ông Thanh mắng vốn: “Kiệt đã đánh T. hồi chiều”.

Theo lời kể của T., Kiệt và T. đi dạo ở công viên dưới chân cầu Rạch Miễu. Một hồi nói chuyện qua lại xích mích, Kiệt dùng tay đánh vào sau cổ T. chảy máu. T. kêu cứu và được đưa vào Bệnh viện K.120 gần đó. Trong lúc T. đang chờ băng bó vết thương ở bệnh viện thì Kiệt vào, T. òa khóc. Thấy vậy nhiều người đuổi đánh Kiệt.

Đến đây hai gia đình nghĩ rằng Kiệt sợ cha mẹ la mắng nên bỏ nhà đi, chắc một hai hôm sẽ về. Tuy nhiên nhiều ngày trôi qua Kiệt vẫn bặt vô âm tín. Ngày ngày, vợ chồng ông Thanh túc trực ở cổng trường và rảo quanh các khu nhà trọ, đêm đến mở cửa chờ Kiệt nhưng không thấy bóng con.

Khoảng 6g30 ngày 6-10, vợ chồng ông Thanh nhận được điện thoại của T. thông báo: “Có thể Kiệt đang ở bệnh viện tâm thần vì có người thông báo như thế”. Vợ chồng ông Thanh lập tức đến Bệnh viện Tâm thần Tiền Giang. Các bác sĩ bảo có một nam bệnh nhân trẻ vô danh vào viện từ ngày 27-9. Xuống phòng bệnh gặp con, vợ chồng ông gọi tên con khàn cả giọng nhưng Kiệt không nhận ra. “Tôi nắm tay gọi con, nói là cha nó, nó cũng không nhận ra” - ông Thanh kể.

Khi tiếp xúc với mọi người, Kiệt nói chỉ nhớ những gì xảy ra từ lúc té sông, còn những gì xảy ra trước đó em không nhớ. Theo lời Kiệt, tối hôm đó em bị té sông gần Khu công nghiệp Mỹ Tho. Khi đang vùng vẫy dưới nước thì có ánh đèn rọi vào và có người kéo em lên. Tỉnh dậy Kiệt thấy mình đang nằm trên ghe chở cá tra và được đưa vào đồn công an Khu công nghiệp Mỹ Tho. Sau đó được đưa tới Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Tiền Giang và được chuyển tiếp tới Bệnh viện Tâm thần Tiền Giang ngày 27-9.

Vẫn thao tác rành mạch trên máy tính

Thiếu tá Lê Văn Thanh, đồn công an Khu công nghiệp Mỹ Tho, cho biết tối 25-9 có một tàu chở cá đến báo có cứu được một cậu bé giữa sông dưới chân cầu Rạch Miễu nhưng cậu bé này không nhớ gì. Do cậu này không nhớ gì, không biết mình tên gì nên công an đã đưa đến Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Tiền Giang. Sau đó trung tâm này chuyển cậu đến Bệnh viện Tâm thần Tiền Giang. Đến ngày 6-10 thì gia đình tìm được cậu.

Việc gia đình tìm ra Kiệt phần lớn nhờ vào sự nhiệt tình của các cô điều dưỡng ở Bệnh viện Tâm thần Tiền Giang. Kiệt kể: “Tối 5-10 con vào phòng các cô điều dưỡng trực và mượn máy tính nghe nhạc online”. Sau đó Kiệt lên mạng nghe nhạc và vào trang cá nhân của T.. Khi các cô điều dưỡng hỏi trang đó của ai, mật khẩu thế nào thì Kiệt bảo không nhớ. Việc Kiệt gõ tên và mật khẩu trang cá nhân của T. giống như quán tính.

Tối 5-10, khi Kiệt vào trang cá nhân tên H.T. trên mạng Internet, điều dưỡng Đỗ Nguyệt Sang hỏi người này là ai, Kiệt bảo không biết, trước đó thường vào nên quen. Chị Sang thử chat với một người có nickname N.N. trên trang H.T. với nội dung: “Người sử dụng nick này đang ở bệnh viện tâm thần”. Tuy nhiên nick N.N. nói lại là “đồ khùng điên”. Chị Sang nhẫn nhịn xin số điện thoại của T. hay người nào đó trong nhóm T. chơi thân, chẳng hạn S.H. (vì nhìn ảnh thấy người này có nét giống Kiệt). N.N. cho số điện thoại của S.H..

23g, điều dưỡng Trần Thị Trúc Ly gọi điện cho S.H. hỏi “em có người anh nào mất tích không?”. S.H. trả lời không và tắt điện thoại. Chị Trúc Ly quyết định chụp hình Kiệt và đưa lên trang của H.T. kèm theo câu: “Tôi là ai? Tôi đang ở bệnh viện tâm thần”. Kết quả thông tin đó được bạn bè của Kiệt biết và thông báo cho cha mẹ em.

Điều dưỡng Huỳnh Ngọc Cơ kể nhiều lần đề nghị Kiệt viết tên mình, tên cha, tên mẹ và địa chỉ nhà... nhưng em không nhớ gì, song Kiệt có thể viết được tiếng Anh. Thầy Lê Bá Ngọc, hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, cho biết sau sự kiện trên, gia đình có đến xin cho em đi học lại nhưng do Kiệt vẫn chưa nhớ gì nên nhà trường khuyên gia đình để cho em nghỉ ngơi. Năm nay trường mở lớp 10 chuyên, tuyển chọn học sinh giỏi vào lớp này và Kiệt là một trong số đó. Còn thông tin từ phía giáo viên chủ nhiệm thì Kiệt là một học sinh giỏi và hiền lành.

NGỌC HẬU

Có khả năng Kiệt bị rối loạn trầm cảm

Theo bác sĩ Huỳnh Văn Trước - trưởng khoa điều trị Bệnh viện Tâm thần Tiền Giang, người trực tiếp điều trị cho Kiệt suốt 10 ngày em ở bệnh viện, thời gian điều trị quá ngắn và chưa có nhiều thông tin từ phía gia đình nên chưa thể kết luận chính xác tình trạng bệnh của Kiệt. Tuy nhiên, bước đầu bệnh viện chẩn đoán có khả năng Kiệt bị rối loạn trầm cảm và chắc chắn trước đó Kiệt đã bị stress kéo dài. Ngoài ra, cũng cần xác định xem khi Kiệt té sông (hay tự nhảy xuống sông từ nguyên nhân trầm cảm) em có bị đuối nước, chết một số tế bào não hay không. Gia đình cần đưa Kiệt đến bệnh viện tiếp tục khám và điều trị.

Bác sĩ Trần Thị Thật, giám đốc Bệnh viện Tâm thần Tiền Giang, nói hiện số bạn trẻ bị stress và trầm cảm đang tăng một cách báo động. Trong trường học, các em bị áp lực học tập, ngoài đời và ở gia đình các em lại có một số áp lực khác nữa nên rất dễ stress. Nếu kéo dài sẽ bị trầm cảm, và khi bị trầm cảm các em có thể nghĩ đến chuyện tự tử.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

How to Reduce Drainage After a Mastectomy

When you're facing a mastectomy, post-surgery drainage probably isn't high on your list of concerns. However, after the fact, drainage is important to consider. While no method is perfect at reducing drainage, you can talk to your doctor before and after surgery about techniques to reduce your drainage. Also, you'll likely have drains attached that let you empty out liquid from your incisions, and you'll need to learn how to empty those drains to help prevent problems. Part 1 - Reducing Drainage through Surgical and Medical Options 1 → Choose a well-respected surgeon. Ask for recommendations for the best surgeon you can find. Surgeons who are more meticulous about sealing off leaking blood vessels and the like will help reduce the amount of drainage you have. Talk to your doctor for recommendations, as well as any friends who've had the surgery. You can also look online for reviews. 2 → Discuss quilting with your surgeon. One method of reducing drainage is to have

How to Suppress the Gag Reflex

Whether it hits when you’re trying to brush your back molars or when the dentist is checking for cavities, the gag reflex can turn dental hygiene into an unpleasant situation. Cyberspace shares many different ideas on how to suppress this reflex, but there are several that stand out above the rest. Use immediate remedies such as numbing your palate or stimulating your taste buds to bring the gagging to a halt. Over time, you can also use your toothbrush to desensitize your gag reflex or practice refocusing techniques to help it subside quickly. Method 1 - Using Immediate Remedies 1 → Numb your soft palate. When an object touches the soft palate, it can trigger the gag reflex. Use an over-the-counter (OTC) throat-numbing spray like Chloraseptic to desensitize your soft palate. Alternatively, you could gently apply a topical OTC analgesic with benzocaine using a cotton swab. The effects should last for about an hour, and your palate will be less reactive. → Throat-numbing sprays rarely

“Rất thơm ngon nhưng nếu bạn sử dụng những thức uống này vào buổi sáng thì chẳng khác nào tàn phá sức khỏe” plus 7

“Rất thơm ngon nhưng nếu bạn sử dụng những thức uống này vào buổi sáng thì chẳng khác nào tàn phá sức khỏe” plus 7 Rất thơm ngon nhưng nếu bạn sử dụng những thức uống này vào buổi sáng thì chẳng khác nào tàn phá sức khỏe Trước giờ đi ngủ đừng bao giờ chạm vào 5 loại nước này vì chúng sẽ là "thủ phạm" phá hủy giấc ngủ và khiến cơ thể thêm mệt mỏi Bỗng dưng "đô" yếu: Hãy coi chừng! 6 loại thực phẩm không nên ăn với trứng Đừng do dự, hãy mạnh dạn thải độc để cuộc sống “healthy” và hạnh phúc hơn Không muốn lão hóa sớm và dễ mắc bệnh nguy hiểm thì cần bỏ ngay thói quen sử dụng điện thoại kiểu này Mắc căn bệnh bí ẩn suốt 10 năm không khỏi, người phụ nữ đột nhiên bình phục hoàn toàn nhờ bàn tay của… 3 công nhân sửa nhà Người đàn ông chết vì ung thư gan dù không uống rượu, vợ gào khóc thảm thiết nhận "tất cả lỗi là của tôi" Rất thơm ngon nhưng nếu bạn sử dụng những thức