Chuyển đến nội dung chính

Thuốc "dỏm": Uống rồi đành chịu!

Thuốc kém chất lượng bị đình chỉ lưu hành ngày càng tăng, trong đó nhiều loại khi bị đề nghị thu hồi đã được bệnh nhân dùng hết. Các đơn vị, cá nhân liên quan vô can trong khi bệnh nhân lãnh đủ, ngay cả việc bồi thường cũng chưa ai tính đến

Mỗi năm, Việt Nam có hàng trăm mặt hàng tân dược kém chất lượng phải thu hồi và tiêu hủy. Các loại thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng rất đa dạng, gồm cả thuốc nội lẫn thuốc nhập khẩu; từ kháng sinh, kháng viêm, giảm đau, corticoid, giảm béo, đau dạ dày, tim mạch, đái tháo đường, tuần hoàn não đến các loại vitamin, đông dược...Thu hồi trên... giấy

Dù số thuốc kém chất lượng bị phát hiện phải thu hồi hoặc đình chỉ lưu hành do không đạt các tiêu chuẩn tăng một cách đáng lo ngại nhưng việc thu hồi thế nào, số lượng được bao nhiêu... vẫn không thấy cơ quan chức năng công bố. Theo quy định, sau khi kiểm nghiệm và phát hiện thuốc kém chất lượng, Cục Quản lý dược - Bộ Y tế hoặc sở y tế các địa phương phải gửi công văn tới doanh nghiệp, bệnh viện và nhà thuốc yêu cầu thu hồi. Thế nhưng, trên thực tế, nhiều loại thuốc trước khi có lệnh thu hồi đã được tung ra thị trường, đến các cơ sở khám - chữa bệnh, được bác sĩ kê đơn và bệnh nhân đã sử dụng sạch.



Bệnh nhân hầu như không có thông tin gì về chất lượng các loại thuốc mà họ mua dùng

Trong khi đó, việc ra quyết định thu hồi thuốc kém chất lượng đến thời gian hoàn tất thu hồi có khi kéo dài cả tháng trời. Ngoài ra, việc nhà sản xuất, phân phối hoặc các cửa hàng thuốc có thu hồi toàn bộ thuốc kém chất lượng hay không thì rất khó kiểm soát. Vì lẽ đó mà nhiều loại thuốc kém chất lượng chỉ được thu hồi trên... văn bản.

Chị Nguyễn Thanh Hoa, nhân viên một nhà thuốc GPP (đạt tiêu chuẩn "thực hành tốt quản lý nhà thuốc") ở quận Hoàn Kiếm - Hà Nội, cho biết thông thường, các thông tin về thu hồi thuốc được nhận từ Sở Y tế. Mỗi tháng, nhân viên cửa hàng thường đến lấy văn bản này một lần. Chính vì thế, cũng có lúc văn bản về tới nơi thì thuốc đã được bán hết hoặc gần hết.

"Trong tình cảnh này thì thông tin thuốc phải thu hồi chỉ có giá trị tham khảo. Bởi lẽ, khi thuốc đã bán cho bệnh nhân thì biết tìm họ ở đâu để thu hồi!"- chị Hoa giải thích. Lý giải cho việc rất nhiều loại thuốc vừa mới được ra "lò" đã tiêu thụ với số lượng lớn, chị Hoa cho rằng một phần do chiến dịch quảng cáo và trình dược viên liên kết "làm" đơn thuốc với bác sĩ để kê toa cho bệnh nhân.

Theo bà Bùi Hải Yến, chủ một hiệu thuốc ở quận Hoàng Mai - Hà Nội, nếu không nhận được văn bản thu hồi thuốc kém chất lượng hoặc nhân viên của hãng không đến thu lại thuốc thì chắc chắn cửa hàng không thể biết. "Đơn cử, với một loại men tiêu hóa bị thu hồi năm 2011, nhà thuốc tình cờ biết được sản phẩm này bị ngừng lưu hành là do khách hàng đọc báo rồi nói lại. Tuy nhiên, đợi mãi nhưng chúng tôi cũng chẳng thấy ai đến thu hồi. Cũng may là nhà thuốc chỉ còn 2 - 3 vỉ nên đành bỏ đi, chứ nếu có nhiều thì không biết xử lý thế nào" - bà Yến băn khoăn.

Không dễ kiểm soát

Một dược sĩ trưởng khoa dược ở một bệnh viện tại Hà Nội cho biết tháng nào ông cũng nhận được thông tin thuốc kém chất lượng, đề nghị phải thu hồi. Tuy nhiên, việc thu hồi những loại thuốc này hoàn toàn trên tinh thần tự giác chứ không có ai giám sát rằng bệnh viện đã sử dụng bao nhiêu, nay còn thế nào...

"Chẳng hạn, các thuốc chứa hoạt chất Buflomedil, do gây ra những phản ứng có hại nghiêm trọng trên tim mạch và thần kinh, có thể dẫn đến tử vong mà Cục Quản lý dược vừa có văn bản thông báo đình chỉ lưu hành, yêu cầu dừng ngay việc kê đơn, sử dụng. Thời điểm chúng tôi nhận được văn bản, qua kiểm kê, khoa dược còn khoảng 20 ống thuốc chứa hoạt chất này nên đã niêm phong và trả lại đơn vị phân phối. Tuy nhiên, nếu bệnh viện lờ đi thì cũng không có đơn vị nào đứng ra kiểm kê, đối chứng để thu hồi" - ông lo ngại.

Cũng theo dược sĩ nêu trên, lâu nay, việc thu hồi thuốc là do doanh nghiệp sản xuất, công ty phân phối đứng ra thực hiện nhưng nếu không bị cơ quan quản lý thúc ép thời gian thì chẳng ai dại gì thu hồi ngay. "Hiện tượng này cũng có thể xảy ra ở các nhà thuốc. Không loại trừ trong lúc "tranh tối, tranh sáng", vì lợi nhuận, họ vẫn cố tình bán thuốc bị thu hồi cho bệnh nhân. Với loại hàng hóa đặc biệt như thuốc thì bệnh nhân thông thường không thể biết đâu là loại kém chất lượng. Vì thế, họ luôn mua theo đơn của bác sĩ hay sự tư vấn của nhân viên nhà thuốc" - ông phân tích.

Một đại diện Cục Quản lý dược cũng thừa nhận với hơn 40.000 nhà thuốc trên cả nước và hơn 20.000 số đăng ký thuốc đang lưu hành, việc giám sát thu hồi sản phẩm kém chất lượng là chuyện không đơn giản. Điều đáng nói là trong hàng ngàn loại thuốc bị phát hiện kém chất lượng và phải xử lý thu hồi những năm qua, phần lớn trước đó đều đã được Cục Quản lý dược hay sở y tế địa phương thẩm định về chất lượng, cấp số đăng ký và cho phép lưu hành, trong đó thuốc nhập khẩu chiếm số lượng rất nhiều. Vì thế, dư luận không khỏi băn khoăn rằng phải chăng vì việc cấp phép lưu hành cho những loại thuốc ngoại quá dễ dàng nên đã để nhiều sản phẩm không bảo đảm chất lượng lọt ra thị trường?

Tác hại khôn lường

Dược sĩ Lê Quốc Thịnh, Trưởng Khoa Dược Bệnh viện 71 Trung ương, cho biết có thể với vài bệnh lý thông thường, nếu trót uống phải thuốc kém chất lượng cũng không bị ảnh hưởng nhiều nhưng với bệnh mãn tính thì sẽ vô cùng nguy hiểm.

"Chẳng hạn, với một bệnh nhân bị đái tháo đường được chỉ định sử dụng thuốc hạ đường huyết nhưng do lỡ uống phải thuốc kém chất lượng khiến đường huyết chẳng những không xuống mà lại lên vù vù thì khác gì đẩy họ đến chỗ chết. Hay như thuốc hạ huyết áp, nếu mua phải loại đã mất tác dụng thì biến chứng sẽ rất khôn lường, thậm chí mất mạng. Đó là chưa kể thuốc kém chất lượng có thể chứa các chất có tác dụng phụ gây hại sức khỏe" - ông Thịnh khuyến cáo.

Đến nay, không ai biết được đã có bao nhiêu loại thuốc kém chất lượng được bệnh nhân bỏ tiền ra mua mà bệnh vẫn nguyên vẹn, thậm chí nặng thêm. Tuy nhiên, theo nhiều nhà thuốc, họ chưa từng gặp bệnh nhân nào mua thuốc rồi nghe tin nó kém chất lượng mà mang trả lại.

Điều đáng nói nữa là từ trước đến nay, chưa có cơ quan nào lên tiếng bồi thường cho bệnh nhân nếu họ chẳng may bị kê đơn hay mua phải thuốc kém chất lượng. "Chúng tôi từng đề nghị người dân nếu mua phải loại thuốc kém chất lượng phải trả lại ngay cho người bán nhưng nếu đã trót uống rồi thì cũng đành chịu!" - TS Nguyễn Văn Yên, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, thừa nhận. Một dược sĩ cảnh báo nếu cơ quan quản lý không có chế tài xử phạt nghiêm minh thì mỗi năm, hàng ngàn loại thuốc kém chất lượng lại tiếp tục đổ vào Việt Nam và không loại trừ nước ta có nguy cơ trở thành "bãi rác" thuốc "dỏm" của các nước công nghiệp phát triển. Phớt lờ chuyện đền bù

TS Trịnh Văn Lẩu, nguyên viện trưởng Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, cho rằng số lượng thuốc bị thu hồi có tần suất dày đặc hơn chưa hẳn do tiền kiểm thiếu chặt chẽ mà là vì công tác hậu kiểm được thực hiện thường xuyên hơn. Những năm qua, Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương và hệ thống kiểm nghiệm thuốc trên cả nước đã tăng cường kiểm tra, xét nghiệm thuốc. Hằng tháng, Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương đều cử cán bộ lấy mẫu thuốc ngẫu nhiên trên thị trường về kiểm nghiệm và báo cáo Cục Quản lý dược.

Theo TS Lẩu, ngoài một số loại thuốc nhập khẩu có thể bị ảnh hưởng khí hậu thì những sản phẩm chỉ chạm vạch về giới hạn nhiễm khuẩn, chưa chuẩn về màu sắc như công bố hay hàm lượng thiếu chút ít... cũng vẫn được đơn vị kiểm nghiệm báo cáo về cơ quan quản lý.

Ông Lẩu khẳng định khi kiểm nghiệm phát hiện thuốc kém chất lượng, chính doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu là nơi chịu trách nhiệm và sẽ phải đi thu hồi. "Tuy nhiên, về quyền lợi của bệnh nhân trong chuyện này, chưa thấy đơn vị nào có ý đền bù cho họ" - ông nêu bất cập. D.Thu

Nhan nhản thuốc bị đình chỉ, thu hồi

Chỉ trong vài tháng gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng xuất hiện nhan nhản các tên thuốc bị đình chỉ lưu hành, thu hồi hoặc rút số đăng ký.

Trong đó, phải kể đến thuốc chống ung thư DBL oxaliplatin 100 mg (của Úc), thuốc điều trị tăng huyết áp Apo - Atenol (Canada), thuốc trị tim mạch Aspirin pH8 500 mg (Công ty Tipharco), thuốc an thần Mimosa (Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC), kháng sinh Ceplor VPC 250 mg (Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long), thuốc tim mạch Acipta (Ấn Độ), thuốc giảm đau hạ sốt Piroxicam capsules USP 20 mg (Ấn Độ), thuốc trị tim mạch - huyết áp Dospirin (Công ty Cổ phần S.P.M), thuốc trị dạ dày Omepro (Ấn Độ), thuốc điều trị cơ xương khớp Diclofenac (Công ty Cổ phần Dược Trung ương Mediplantex), các thuốc chứa hoạt chất Buflomedil điều trị rối loạn tuần hoàn não...

K.Anh - NLĐ

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

How to Reduce Drainage After a Mastectomy

When you're facing a mastectomy, post-surgery drainage probably isn't high on your list of concerns. However, after the fact, drainage is important to consider. While no method is perfect at reducing drainage, you can talk to your doctor before and after surgery about techniques to reduce your drainage. Also, you'll likely have drains attached that let you empty out liquid from your incisions, and you'll need to learn how to empty those drains to help prevent problems. Part 1 - Reducing Drainage through Surgical and Medical Options 1 → Choose a well-respected surgeon. Ask for recommendations for the best surgeon you can find. Surgeons who are more meticulous about sealing off leaking blood vessels and the like will help reduce the amount of drainage you have. Talk to your doctor for recommendations, as well as any friends who've had the surgery. You can also look online for reviews. 2 → Discuss quilting with your surgeon. One method of reducing drainage is to have

How to Suppress the Gag Reflex

Whether it hits when you’re trying to brush your back molars or when the dentist is checking for cavities, the gag reflex can turn dental hygiene into an unpleasant situation. Cyberspace shares many different ideas on how to suppress this reflex, but there are several that stand out above the rest. Use immediate remedies such as numbing your palate or stimulating your taste buds to bring the gagging to a halt. Over time, you can also use your toothbrush to desensitize your gag reflex or practice refocusing techniques to help it subside quickly. Method 1 - Using Immediate Remedies 1 → Numb your soft palate. When an object touches the soft palate, it can trigger the gag reflex. Use an over-the-counter (OTC) throat-numbing spray like Chloraseptic to desensitize your soft palate. Alternatively, you could gently apply a topical OTC analgesic with benzocaine using a cotton swab. The effects should last for about an hour, and your palate will be less reactive. → Throat-numbing sprays rarely

How to Succeed as a Low‐Support Autistic Person

Note: The phrase "low-support" is imprecise, and may mean different things to different people. This article is aimed at autistic people who will be able to find a job and live mostly or completely independently. Not all the steps may apply to each autistic person, and that's okay. Part 1 - Understanding Yourself 1 → Learn about autism. Learning the signs of autism, and how they can impact different people, can help you understand yourself better. Reading about autism can help you understand your habits, needs, and preferences. → Find the Autistic community online through hashtags like #AskAnAutistic, #ActuallyAutistic, and #REDinstead. The Autistic community can be a great source of both information and positivity. → Consider combing through wikiHow's autism articles, which are written and maintained by autistic people and their loved ones. → Stay away from negative sources like Autism Speaks, which may say terrible things about autism in the hopes that it will h