Chuyển đến nội dung chính

Sai sót y khoa- 99% do lỗi hệ thống


Sai sót y khoa- 99% do lỗi hệ thống

Trong hầu hết các trường hợp sai sót y khoa, chúng ta rất dễ dàng để đi đến một kết luận: qui kết cho người trực tiếp gây ra lỗi. Nhưng lỗi ở trình độ và hiểu biết yếu kém của cá nhân gần như chỉ chiếm 1%, còn lại 99% là do hệ thống đã được thiết kế để "sai sót" một lúc nào đó chực chờ xuất hiện.

Sai sót y khoa- 99% do lỗi hệ thống

Nếu chúng ta đứng lùi lại một chút để thấy một bức tranh rộng hơn, chúng ta sẽ thấy rõ "nhân viên đầu chiến tuyến" (trực tiếp chăm sóc bệnh nhân: bác sĩ - điều dưỡng) - gọi là sharp-end (góc dưới cùng bên tay phải của hình sau); và những gì diễn ra ở những khâu trước đó - "behind the scene" - gọi là blunt end, và quan trọng là: sai sót đã xảy ra như thế nào?
Sai sót đã xảy ra khi các lỗ hổng của các lớp bảo vệ trong hệ thống xếp thẳng hàng với nhau, khi cùng lúc vượt qua tất cả các hàng rào bảo vệ: từ vai trò người lãnh đạo, vai trò cấu trúc hệ thống, hành vi, văn hoá, kỹ thuật, đào tạo, huấn luyện, kiểm tra... Lấy ví dụ vụ tiêm nhầm vắc-xin (và tin rằng các bạn có thể áp dụng cho bất kì trường hợp sai sót nào khác): sharp-end là khi điều dưỡng nào đó tiêm nhầm thuốc do không kiểm tra trước khi tiêm, các lớp bảo vệ đã bị xuyên thủng: do thuốc Esmeron vì lý do nào đó được để cùng tủ thuốc với văc xin, do cúp điện, do lọ thuốc Esmeron được thiết kế tương đối giống với lọ văc-xin...
- Đó là chưa kể đến khả năng các lỗ hổng do yếu tố con người (stress, chán chường, mệt mỏi, đau bệnh, thiếu kinh nghiệm...
- Chưa kể đến: qui trình thiết kế trùng nhau ở những điểm quan trọng dẫn đến sai sót (ví dụ trùng nhau ở chỗ lưu trữ thuốc, dẫn đến việc lấy nhầm thuốc)
- Chưa kể đến những sai sót (hiểu lầm) trong giao tiếp giữa nhân viên y tế với nhau...
- Chưa kể đến qui trình-thói quen ghi toa, đọc toa, kiểm tra toa thuốc, cấp phát thuốc, đối chiếu bệnh nhân...
- Chưa kể đến chúng ta huấn luyện - đào tạo liên tục thế nào, làm sao để duy trì chất lượng nhân lực
- Quản lý nhân lực - khuyến khích, tạo động lực như thế nào, quản lý hành vi, làm sao định hướng nhân lực làm theo tầm nhìn và chiến lược của bệnh viện?
- Sửa chữa định kì và nâng cấp cơ sở vật chất như thế nào? (làm sao đảm bảo máy móc - dụng cụ luôn hoạt động tốt khi cần thiết)
- Chưa tính đến chuyện lên kế hoạch cho tương lai... và rất nhiều thứ thay đổi một cách chóng mặt về kỹ thuật, mô hình bệnh tật, nhu cầu chăm sóc y tế...


Sai sót y khoa- 99% do lỗi hệ thống

Tôi không muốn biện minh cho những sai sót của "nhân viên đầu chiến tuyến", nhưng theo mô hình Swiss Cheese ở trên, để một lỗi có thể xuất hiện, là do những lớp bảo vệ (từ đầu nguồn phía những người lãnh đạo, thói quen, văn hoá của bệnh viện, cấu trúc hoạt động, qui trình, chính sách, đào tạo, kiểm tra, kỹ thuật, cơ sở vật chất...) bản thân nó đã có sai sót tiềm ẩn (latent error). Bình thường sai sót chưa xảy ra là do các lỗi đó không xảy ra cùng lúc, nhưng cái hệ thống đó đã được sắp đặt sẵn để xảy ra sai sót (active error). Trong hình trên, các bạn qui trách nhiệm cho ai? Và hình dưới đây, các bạn qui trách nhiệm cho ai?
Để nói rõ hơn về lỗi tiêm nhầm thuốc (medication error), các bạn thử nghĩ xem qui trình đó như thế nào? Bác sĩ ghi toa -> Toa đến nhà thuốc -> Nhập thuốc -> Phát thuốc -> Điều dưỡng nhận thuốc -> Lưu trữ thuốc -> Kiểm tra bệnh nhân -> Tiêm thuốc.
Điều gì xảy ra nếu bác sĩ ghi toa viết tắt, không rõ ràng... Trong khi The Joint Commision đã khuyến cáo không sử dụng các chữ viết tắt U, IU, QD, q.d... thì đây vẫn là thói quen rất phổ biến của bác sĩ. Năm 2001, một bệnh nhi 9 tháng tuổi đã tử vong vì quá liều Morphine giảm đau hậu phẫu: 5mg IV, thay vì "Morphine .5 mg IV" (Washington Post, 4/20/2001).

6U hay 60 Unit 
6U hay 60 Unit 

Năm 2007, một bệnh nhân tử vong vì được truyền tĩnh mạch Potassium Phosphat thay vì truyền qua ống nuôi ăn. (ISMP Medication Safety Alert, Mar 8, 2007) Bệnh nhân tại Viện Ung thư Dana Farber, Boston, được ghi toa "4 gram mỗi m2 ngày 1-4" (nghĩa là 1 gram mỗi m2 mỗi ngày) đã được truyền 4gram/m2 mỗi ngày, dẫn đến tử vong vì quá liều gây ngộ độc tim.

25 Units/ giờ hay 25 mL/giờ 
25 Units/ giờ hay 25 mL/giờ 

Những trường hợp như thế này không phải là hiếm, và những kiểu viết cùng khả năng gây nhầm lẫn... có thể bắt gặp rất dễ dàng trong bất kì hồ sơ bệnh án nào. (Mong các bạn đừng nói: thiếu trách nhiệm, viết ẩu, không theo qui định..., đó không bao giờ là cách giải quyết hiệu quả)

QD (mỗi ngày) hay QID (4 lần/ngày) 
QD (mỗi ngày) hay QID (4 lần/ngày) 

Điều gì xảy ra nếu nhà thuốc nhập thuốc sai? phát thuốc sai?
Điều gì xảy ra nếu điều dưỡng (ĐD) nhìn nhầm 2 loại thuốc tên gần giống nhau. Các bạn có thể trách cá nhân ĐD thiếu trách nhiệm, không 3 tra 5 đối, không đúng qui trình, có thể đuổi việc, có thể trách nhiệm hình sự... nhưng các bạn sẽ không bao giờ ngăn chặn những lỗi tương tự xảy ra, bởi vì... "2 loại thuốc đó" luôn chực chờ để sai sót xảy ra. Vì lý do này mà FDA (US Food and Drug Administration) kiểm tra rất kĩ khả năng tên thuốc gây nhầm lẫn: họ tập hợp khoảng 120 chuyên gia, kiểm tra khoảng 300 tên thuốc mỗi năm trước khi đưa ra thị trường, thậm chí họ còn có phần mềm chuyên nhận dạng những tên thuốc có thể gây nhầm lẫn: Zantac (điều trị viêm dạ dày) - Zyrtec (điều trị dị ứng) - Zyprexa (điều trị rối loạn tâm thần); hoặc Celebrex (kháng viêm) - Celexa (điều trị trầm cảm).
Điều gì xảy ra nếu bệnh nhân cùng tên họ, cùng phòng, có khi còn cùng giường một cách ngẫu nhiên? (chúng ta đã gặp rất nhiều tình huống như thế này, nhưng chưa có ai-chính sách-qui trình nào nhằm tránh xảy ra tình huống tương tự, bởi vì chúng ta chưa bao giờ nghĩ: lỗi ở hệ thống!)
Theo bác sĩ Paul Seligman, trưởng phòng Dược lý-Dịch tễ và Khoa học Thống kê của FDA: Trong hầu hết trường hợp, tiêm nhầm thuốc không thể qui kết cho một cá nhân. Vậy thì giải pháp là gì? Các giải pháp nhằm tự động hoá, giảm vai trò của con người (Sử dụng Bar code, hệ thống phát thuốc tự động hoá, hệ thống báo động khi nghi ngờ khả năng phản ứng thuốc, chức năng bắt buộc ghi nhận các thông tin tối cần thiết (dị ứng, tiền sử thuốc...) trước khi ghi toa..., toa điện tử để giảm nhầm lẫn, đặt lại tên thuốc, thiết kế bao bì)... là những công cụ hỗ trợ, nhưng điều cần nhất là chúng ta có cái nhìn hệ thống hơn để không qui kết trách nhiệm cho từng cá nhân nơi "sharp-end", mặt khác, có chính sách khuyến khích tất cả mọi người kể lại tình huống sai sót (ở tất cả các tấm chắn bảo vệ) để biết "lỗ hổng" ở đâu, độ lớn thế nào, phổ biến những sai sót cho mọi người biết và đề ra cách khắc phục.
Để ngăn chặn lỗi, không phải cứ ra mệnh lệnh, mà còn phải quan tâm đến khoa học hành vi, lãnh đạo, quản lý, cấu trúc, cơ sở vật chất... Sẽ không bao giờ có khái niệm 100% không sai sót, nhưng đừng vịn vào đó hoặc là so sánh nơi này nơi kia để biện minh. Một khi đã có qui trình, mà lúc nào lỗi xảy ra cũng chỉ có 1 kết luận: "không làm đúng qui trình", thì cần nhìn lại giá trị của qui trình, đào tạo, huấn luyện để thực hiện đúng qui trình, chính sách hỗ trợ làm đúng qui trình, kỹ thuật hỗ trợ qui trình... và "bức tranh lớn hơn"(hệ thống từ blunt-end đến sharp-end) của qui trình đó.
Tóm lại, sai sót "xém chút xuất hiện", hoặc "đã xuất hiện gây tai biến"... là những cơ hội để cải thiện. Đừng để những tử vong oan uổng!
Bài viết, ý kiến đóng góp cho diễn đàn “Tai biến y khoa” xin gửi về banthukysk@gmail.com, bandientuskds@gmail.com. Tòa soạn tôn trọng các quan điểm khác nhau, các ý kiến phản biện của tác giả trên cơ sở khách quan, trung thực và khoa học. Các bài viết đăng trên diễn đàn này thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

BS. Phạm Ngọc Trung (từ Boston, Hoa Kỳ) - SK&ĐS

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

How to Reduce Drainage After a Mastectomy

When you're facing a mastectomy, post-surgery drainage probably isn't high on your list of concerns. However, after the fact, drainage is important to consider. While no method is perfect at reducing drainage, you can talk to your doctor before and after surgery about techniques to reduce your drainage. Also, you'll likely have drains attached that let you empty out liquid from your incisions, and you'll need to learn how to empty those drains to help prevent problems. Part 1 - Reducing Drainage through Surgical and Medical Options 1 → Choose a well-respected surgeon. Ask for recommendations for the best surgeon you can find. Surgeons who are more meticulous about sealing off leaking blood vessels and the like will help reduce the amount of drainage you have. Talk to your doctor for recommendations, as well as any friends who've had the surgery. You can also look online for reviews. 2 → Discuss quilting with your surgeon. One method of reducing drainage is to have

How to Suppress the Gag Reflex

Whether it hits when you’re trying to brush your back molars or when the dentist is checking for cavities, the gag reflex can turn dental hygiene into an unpleasant situation. Cyberspace shares many different ideas on how to suppress this reflex, but there are several that stand out above the rest. Use immediate remedies such as numbing your palate or stimulating your taste buds to bring the gagging to a halt. Over time, you can also use your toothbrush to desensitize your gag reflex or practice refocusing techniques to help it subside quickly. Method 1 - Using Immediate Remedies 1 → Numb your soft palate. When an object touches the soft palate, it can trigger the gag reflex. Use an over-the-counter (OTC) throat-numbing spray like Chloraseptic to desensitize your soft palate. Alternatively, you could gently apply a topical OTC analgesic with benzocaine using a cotton swab. The effects should last for about an hour, and your palate will be less reactive. → Throat-numbing sprays rarely

How to Succeed as a Low‐Support Autistic Person

Note: The phrase "low-support" is imprecise, and may mean different things to different people. This article is aimed at autistic people who will be able to find a job and live mostly or completely independently. Not all the steps may apply to each autistic person, and that's okay. Part 1 - Understanding Yourself 1 → Learn about autism. Learning the signs of autism, and how they can impact different people, can help you understand yourself better. Reading about autism can help you understand your habits, needs, and preferences. → Find the Autistic community online through hashtags like #AskAnAutistic, #ActuallyAutistic, and #REDinstead. The Autistic community can be a great source of both information and positivity. → Consider combing through wikiHow's autism articles, which are written and maintained by autistic people and their loved ones. → Stay away from negative sources like Autism Speaks, which may say terrible things about autism in the hopes that it will h