Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2011

Cứu sống nạn nhân bị kiếm đâm xuyên đầu

Phim chụp X.Quang của nạn nhân. Tranh cãi trong việc trả tiền taxi, anh Tuấn bị tài xế dùng kiếm đâm thẳng vào mặt, phải đưa vào viện cấp cứu. Đêm 19.7, khoa cấp cứu Bệnh viện Việt Nam – Cu Ba (Quảng Bình) tiếp nhận bệnh nhân Bùi Ngọc Tuấn (23 tuổi), khách du lịch ở Thanh Hóa bị một thanh kiếm sắc lẹm đâm vào mắt. Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng ngất lịm, một thanh kiếm đang găm vào mặt. Qua chụp X quang, các bác sĩ nhận định thanh kiếm đâm từ hốc mắt vào tận nền sọ dài khoảng 10cm. Vì tính chất phức tạp của ca bệnh nên các bác sĩ đã chuyển bệnh nhân lên tuyến trên để xử lí. Trưa 20.7, các bác sĩ ở Bệnh viện Trung ương Huế cho biết đã tiến hành phẫu thuật thành công, lấy cây kiếm ra khỏi đầu của anh Tuấn. Mặc dù tính mạng đã được đảm bảo nhưng con mắt trái của nạn nhân sẽ bị hỏng hoàn toàn.

Bị nấm tai vì đi bơi, lấy ráy tai

Vào những ngày thời tiết nóng ẩm, nhiều người đến các khoa tai mũi họng vì tai ngứa ngáy, có lúc như có tiếng gió ù ù trong tai và khả năng nghe kém hẳn. Kết quả thăm khám cho thấy phần lớn họ bị bệnh nấm tai. Tìm hiểu thêm, bác sĩ được biết có liên quan đến sở thích tắm tại các bể bơi, khi tắm xong không vệ sinh tai sạch sẽ. Số khác bị nấm tai do hay đi lấy ráy tai ở hiệu cắt tóc, gội đầu… Nấm tai, hay còn gọi nhiễm nấm tai ngoài (bao gồm loa tai và ống tai), là bệnh thường gặp ở xứ nhiệt đới có khí hậu nóng và ẩm, trong đó có Việt nam. Nguồn gây bệnh gồm hai dòng nấm: Aspergillus spp, chiếm 90% các trường hợp (ví dụ: Aspergillus. fumigates, Aspergillus niger…) và loại Candida spp, chiếm 10% (ví dụ: Candida. Albicans, Candida. tropicalis). Bỗng dưng ù tai, nghe kém Ống tai ngoài có những đặc điểm đặc biệt như thường xuyên bị ẩm ướt, da ống tai mỏng; là nơi dễ bị những tác động gây cọ xát như dụng cụ

Hong Kong: phát hiện chất gây dị ứng trong mặt nạ dưỡng da

Ngày 21-7, Ủy ban người tiêu dùng Hong Kong đã kiểm tra và phát hiện 17 loại mặt nạ dưỡng da có chứa chất bảo quản axit hydroxybenzoic có thể gây dị ứng da. Mua sắm tại một quầy mỹ phẩm ở Hong Kong - Ảnh: Reuters Các sản phẩm này đang được bày bán trên khắp thị trường Hong Kong với giá từ 30-400 đôla Hong Kong. Theo nhà chức trách, cả các nhãn hiệu mỹ phẩm danh tiếng như Chanel, L’Oreal, Body Shop, Biotherm, Watsons... cũng nằm trong danh sách này. Trong đó sản phẩm mặt nạ dưỡng ẩm mang nhãn hiệu Kiehl’s có hàm lượng chất bảo quản cao nhất. Trong khi đó, các công ty sản xuất lại lên tiếng khẳng định những sản phẩm này tuy có chứa chất bảo quản axit hydroxybenzoic nhưng hàm lượng vẫn nằm trong mức độ cho phép, tức không vượt quá 0,4%. Hong Kong chưa có những quy định về tiêu chuẩn hàm lượng chất bảo quản. Nhưng thông báo của Ủy ban người tiêu dùng Hong Kong có tác dụng khuyến cáo người tiêu dùng, đặc biệt là những người có làn da nhạy cảm, tránh các loại mặt nạ dưỡ

Con tôi chết do bác sĩ thiếu trách nhiệm?

Ngày 19-6, con tôi tên Nguyễn Minh Quang (8 tuổi) bị sốt. Vợ tôi đưa con đến khám tại phòng khám đa khoa nhi Nancy (TP.HCM) thì bác sĩ N. chẩn đoán cháu bị viêm amiđan, cho đơn thuốc về nhà uống và hẹn ngày 20-6 tái khám. Đến ngày tái khám (20-6), bác sĩ N. chẩn đoán con tôi bị sốt ngày 3, hai amiđan to, đỏ... rồi kê toa thuốc và hẹn tái khám từ 16g-19g ngày 22-6. Đến ngày 22-6, dù đã uống thuốc của phòng khám nói trên nhưng con tôi vẫn sốt cao nên khoảng 14g vợ tôi đưa cháu đến Bệnh viện Tai - mũi - họng TP.HCM kiểm tra. Tại đây, bác sĩ Th. chẩn đoán con tôi bị viêm họng, tim bẩm sinh rồi kê toa thuốc cho cháu về nhà uống. Gia đình tôi đã tin tưởng vào chẩn đoán của bác sĩ nên đưa con về nhà. Thế nhưng đến 17g30 cùng ngày con tôi bị ngất xỉu, vợ tôi đưa con vào Bệnh viện Nhi Đồng 1 nhưng trên đường đi cháu đã ngưng thở, ngưng tim. Tại phòng cấp cứu của Bệnh viện Nhi Đồng 1, các bác sĩ đã sốc điện và tim cháu đập trở lại nhưng vẫn không thở được. Cuối cùng cháu đã qua

Thuốc ào ào tăng giá

Vừa bước ra khỏi nhà thuốc Tuấn (đường Thuận Kiều, quận 5, TPHCM), bà Phạm Thị Khảm, ngụ Bến Cát, Bình Dương, lắc đầu ngao ngán: “Bữa trước mới mua 164.000 đồng/hộp, nay tăng lên 179.000 đồng/hộp rồi. Như thế này làm sao chịu xiết”. Ghi nhận ngày 7-7 cho thấy, hàng loạt loại thuốc chữa bệnh đã ào ào vào đợt tăng giá mới. Minh họa: A. DŨNG Lên máu... với thuốc ngoại! Giá thuốc mà bà Khảm than thở nói trên là Daflon 500mg của Pháp. Đây là loại thuốc có tác dụng thông tĩnh mạch, có mặt khá phổ biến tại thị trường Việt Nam. Theo nhân viên của nhà thuốc Tuấn, mỗi hộp Daflon 500mg có 80 viên và giá bán hiện dao động ở mức 179.000 - 180.000 đồng/hộp, tăng khoảng 10% so với 3 tuần trước đây. Nhân viên này cho biết, từ 2 tuần qua nước phụ khoa Gynofar 250ml cũng đã tăng từ 6.000 lên 7.500 đồng/chai (tăng gần 20%) và nhiều loại thuốc nhập ngoại khác cũng đã biến động. Cách nhà thuốc Tuấn không xa, tại nhà thuốc Ngân Hà 5 nhiều loại thuốc có giá tăng trở lại sau một thờ